Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Lao động – Xã hội lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025

Tin tức - Sự kiện

Trao đổi về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ở nước ta hiện nay
(21/03/2012)

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi lực lượng lao động phải có chất lượng và được đào tạo ở trình độ cao.

Tỷ lệ lao động được đào tạo ở trình độ cao (Đại học và trên Đại học) là tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ phát triển cũng như tiềm năng nguồn nhân lực của nền kinh tế đất nước.

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến mạnh mẽ theo đường lối đổi mới và mở của hội nhập quốc tế. Thực tế trong những năm qua chứng tỏ rằng nguồn nhân lực được đào tạo ở trình độ cao đóng vai trò quyết định những thành tựu trong lĩnh vực này.

 Thực trạng đào tạo nhân lực ở nước ta hiện nay:

Nguồn nhân lực có trình độ cao được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua con đường đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia. Đồng thời còn có một bộ phận được đào tạo ở nước ngoài hoặc thu hút từ nước ngoài. Các cơ sở đào tạo nhân lực chất lượng cao bao gồm các Trường Đại học, Học viện. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, giáo dục đại học đã có sự tăng trưởng lớn về quy mô. Năm học 2009 – 2010 tổng số sinh viên Đại học có khoảng 1,5 triệu sinh viên, tăng 12,5% so với năm học trước. Cơ sở đào tạo Đại học tăng trưởng mạnh mẽ đạt 300 trường trong năm học 2009 – 2010 trong đó có 77 Trường ngoài công lập. Đội ngũ giảng viên trên 65 ngàn người. Hàng năm đào tạo cho đất nước gần 250 ngàn Kỹ sư, Bác sỹ, Cử nhân…Các cơ sở đào tạo đang đổi mới nhanh để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đã có 23 chương trình tiên tiến của các Trường Đại học uy tín nước ngoài đang được triển khai ở Việt Nam. Đặc biệt, hệ thống các Trương Đại học được phát triển rộng khắp phân bố trên phạm vi cả nước, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có cơ hội tiếp cận giáo dục với giáo dục Đại học nhất là ở khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu xa, dân tộc thiểu số.

     Bên cạnh những thành tựu đã đạt được việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ở nước ta còn có những hạn chế:

-         Nhu cầu đạo tăng cao cả về số và chất lượng trong khi khả năng cung ứng dịch vụ đào tạo bị giới hạn bởi đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất cho giảng dạy và học tập.

-         Hiện nay lao động trong độ tuổi có trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có khoảng 13,3% trong đó số lao động có trình độ Đại học trở lên chỉ chiếm 5%. Đội ngũ các nhà quản lý, các chuyên gia giỏi trong các ngành, các lĩnh vực còn thiếu nhiều.

-         Chất lượng đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khi mà các ngành sản xuất, dịch vụ với kỹ thuật công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi tri thức, kĩ năng của người lao động ngày càng cao.

Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao

Nguồn nhân lực có trình độ cao chủ yếu được đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học, vì vậy cần tập trung vào đổi mới giáo dục đại học, tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng. Một số giải pháp cơ bản cần tập trung thực hiện là:

-         Đổi mới về cơ bản hệ thống giáo dục quốc dân nhất là đào tạo đại học theo hướng hiện đại với những nội dung:

+ Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo trong đó tăng cường thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường về đào tạo.

+ Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phù hợp với chuẩn quốc tế ở tất cả các cấp học.

+ Chuẩn hoá liên thông liên kết đào tạo có hệ thống.

+ Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đào tạo, xây dựng xã hội học tập với phương trâm học tập suốt đời.

-         Quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục đại học nhằm bảo đảm hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương và quốc gia. Tập trung xây dựng một số trường đại học đẳng cấp quốc tế.

-         Triển khai mạnh mẽ chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ cho các trường đại học đến năm 2020, nâng tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ từ 13% hiện nay lên 30%. Đổi mới cơ chế tuyển dụng giảng viên theo nguyên tắc cạnh tranh, người đứng đầu cơ sở đào tạo có quyền quyết định tuyển dụng, tăng lương và trả lương cho giảng viên theo tài năng và năng lực cũng như chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với giảng viên không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.

-         Tăng cường đầu tư và khuyến khích cán bộ, giảng viên và sinh viên nghiên cứu khoa học để các trường đại học thực sự trở thành các trung tâm nghiên cứu khoa học.

-         Mở rộng hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các trường đại học của các nước phát triển, có chính sách thu hút, khuyến khích giảng viên, chuyên gia nước ngoài và giảng viên là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy ở Việt Nam.

                                                                  Th. S Nguyễn Thị Thanh Bình

Trưởng Bộ môn Thống kê

 

Tin khác

Số người truy cập: 27480998

Trường đại học lao động xã hội

43 Trần Duy Hưng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội - ĐT :043.5564584 - Fax:043.5564584 In trang này

Giấy phép thiết lập Website trên Internet số 348/GP-BC ngày 23/11/2006 của Cục Báo Chí - Bộ Văn Hóa - Thông Tin.