Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Lao động – Xã hội lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025

Các phòng-Phòng khoa học

Hội thảo “Giới thiệu về hoạt động giải quyết tranh chấp lao động phi tòa án (ADR) tại Hoa Kỳ và Việt Nam”
(13/11/2013)

Ngày 13/11/2013 tại phòng họp B, Trường Đại học Lao động - Xã hội đã phối hợp với Dự án IRRP Việt Nam (pha 2)  phối hợp tổ chức Hội thảo “Giới thiệu về hoạt động giải quyết tranh chấp lao động phi tòa án (ADR) tại Hoa Kỳ và Việt Nam.

Tham dự buổi Hội thảo, về phía Dự án có ông William Conklin, Giám đốc Dự án; ông Richard Fincher, Chuyên gia quốc tế Trường Đại học Cornell; các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực lao động xã hội. Về phía Trường Đại học Lao động - Xã hội có TS. Bùi Tôn Hiến, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; giảng viên các khoa, bộ môn; cán bộ đại diện các phòng, ban và các học viên cao học Trường cũng đến tham dự Hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo

TS. Bùi Tôn Hiến, Phó Hiệu trưởng phát biểu tại Hội thảo

Tại buổi Hội thảo, ông Richard Fincher, Chuyên gia quốc tế Trường Đại học Cornell đã diễn thuyết đưa ra các vụ việc giả định cần giải quyết tranh chấp. Với phương pháp cùng tham gia, ông nêu lên bản chất của các mâu thuẫn bất đồng tại nơi làm việc ở các doanh nghiệp; khái niệm then chốt ở Hoa Kỳ (Đàm phán, Trung gian hòa giải, Trọng tài lao động là gì?, Quy trình giải quyết mâu thuẫn bất đồng tại doanh nghiệp, Những thay đổi gần đây trong pháp luật lao động (năm 2012), Quá trình thảo luận chính sách ở Việt Nam, Đối thoại xã hội là gì? Các phương pháp giải quyết tranh chấp). Từ đó, đưa ra các câu hỏi thảo luận: Trọng tài lao động là gì? Trọng tài lao động có được sử dụng ở các quốc gia châu Á khác hay không? Những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn bất đồng?

Ông Richard Fincher, Chuyên gia quốc tế Trường Đại học Cornell diễn thuyết tại Hội thảo

Cũng trong buổi Hội thảo, các nội dung giải quyết tranh chấp lao động được bàn luận một cách sôi nổi. Đại biểu tham dự Hội thảo đều thống nhất ý kiến cho rằng: giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải (giải quyết tranh chấp lao động phi tòa án) là biện pháp hữu hiệu nhất cho cả đôi bên người sử dụng lao động và chủ dụng lao động. Để phòng ngừa tranh chấp lao động cần tăng cường thực thi luật lao động, xây dựng và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp.

 

Tin khác

Số người truy cập: 27576752

Trường đại học lao động xã hội

43 Trần Duy Hưng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội - ĐT :043.5564584 - Fax:043.5564584 In trang này

Giấy phép thiết lập Website trên Internet số 348/GP-BC ngày 23/11/2006 của Cục Báo Chí - Bộ Văn Hóa - Thông Tin.