Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Lao động – Xã hội lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025

Các khoa-Khoa kế toán

Giới thiệu khoa kế toán
(21/03/2012)

Tháng 7 năm 1994, Ban Kế toán Trường Cán bộ Lao động – Xã hội được thành lập.

Giới thiệu khoa kế toán

I/ Giới thiệu chung

1. Lịch sử hình thành và phát triền

- Tháng 7 năm 1994, Ban Kế toán Trường Cán bộ Lao động – Xã hội được thành lập.

- Năm 1997, Trường Cán bộ Lao động – Xã hội nâng cấp thành trường cao đẳng Lao động – Xã hội. Ban Kế toán được đổi tên thành khoa Hạch toán – kế toán.

- Năm 2005, Trường cao đẳng Lao động – Xã hội nâng cấp thành trường Đại học. Khoa Hạch toán – kế toán đổi tên thành khoa Kế toán.

2. Chức năng, nhiệm vụ

* Chức năng :

- Khoa là đơn vị trực thuộc Ban Giám Hiệu, chịu trách nhiệm về chuyên môn, và đảm bảo thực hiện tốt các khâu trong chương trình đào tạo của những ngành do Khoa trực tiếp quản lý. Quản lý chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

- Theo dõi, hướng dẫn, quản lý việc học tập, phối hợp với phòng Đào tạo để nhận xét đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong quá trình học tập và thi tốt nghiệp.

- Thực hiện mối quan hệ hợp tác trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn và công tác quản lý giữa các đơn vị quản lý trong và ngoài Trường nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học do Ban Giám Hiệu đề ra và theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Quản lý phương tiện, thiết bị phục vụ cho dạy và học của Khoa.

* Nhiệm vụ :

- Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu, Khoa xây dựng chương trình, nội dung môn học, tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, theo dõi và quản lý chương trình, tiến độ giảng dạy của từng môn học. Quản lý đề cương và nội dung của môn học, trao đổi, góp ý về phương pháp giảng dạy tạo điều kiện cho sinh viên tiếp nhận nội dung của bài giảng.

- Thực hiện tốt quy chế giảng viên, tìm hiểu, đề xuất tuyển dụng những giảng viên có đủ tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn và mời giảng viên bên ngoài giảng những môn học do Khoa quản lý.

- Giám sát quá trình giảng dạy, ra đề thi, chấm thi, kiểm tra từng học phần theo quy định của Ban Giám Hiệu và theo kế hoạch đào tạo của Trường.

- Định kỳ rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp giảng dạy (giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng) nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học. Phối hợp với phòng Đào tạo và các phòng chức năng trực tiếp quản lý ở các khâu học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức và các kỹ năng khác để giúp cho sinh viên từng bước hình thành nhân cách, phát triển toàn diện để trở thành cán bộ tốt sau này.

    - Tổ chức thực tập tốt nghiệp, hướng dẫn xây dựng đề cương, xác định nội dung nghiên cứu và kiểm tra đánh giá kết quả thực tập của sinh viên.

    - Hướng dẫn và giúp đỡ sinh viên tự liên hệ, tìm địa điểm thực tập môn học và thực tập tốt nghiệp.

3. Cơ cấu tổ chức

BAN CHỦ NHIỆM KHOA

Trưởng khoa: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi

Phó khoa: Th.S. Trương Đức Định

CÁC BỘ MÔN

I. BỘ MÔN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

Trưởng bộ môn: Th.S. Trương Đức Định

Phó trưởng bộ môn:

- Th.S. Lê Thị Thanh Hương

- Th.S. Bùi Thị Ngọc

Số lượng giảng viên: 19 trong đó 15 người có bằng thạc sỹ. Bộ môn Kế toán doanh nghiệp đảm nhận giảng dạy các môn học: Kế toán tài chính, Kế toán máy, Kế toán quốc tế, Kế toán doanh nghiệp.

II. BỘ MÔN KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

Trưởng bộ môn: Th.S. Phan Thị Thu Mai

Phó trưởng bộ môn: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Nga

Số lượng giảng viên : 11 người, trong đó có 8 là thạc sỹ. Bộ môn Kế toán HCSN đảm nhận giảng dạy các môn học: nguyên lý kế toán, kế toán HCSN, kế toán bảo hiểm.

III. BỘ MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi (kiêm)

Phó trưởng bộ môn: Th.S. Đoàn Thị Quỳnh Anh

Bộ môn có 10 giảng viên trong đó có 01 tiến sỹ, 06 thạc sỹ. Các môn học do bộ môn đảm nhận giảng dạy gồm: Kế toán quản trị, Kế toán thuế.

IV. BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Trưởng bộ môn: Th.S. Vũ Thị Thanh Thuỷ

Phó trưởng bộ môn:  Th.S. Phạm Văn Nghĩa

Số lượng giảng viên 10 người, trong đó có 01 tiến sỹ và 08 thạc sỹ. Bộ môn Tài chính doanh nghiệp đảm nhận giảng dạy các môn học: Quản trị tài chính doanh nghiệp, Phân tích tài chính.

V. BỘ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Trưởng bộ môn: Th.S. Nguyễn Thị Kim Oanh

Phó trưởng bộ môn:  Th.S. Ninh Thị Thúy Ngân

Số lượng giảng viên 08 người, trong đó có 06 thạc sỹ. Các môn học đảm nhiệm: Quản trị tài chính đơn vị HCSN, Phân tích đầu tư chứng khoán, Tài chính quốc tế

VI. BỘ MÔN KIỂM TOÁN

Trưởng bộ môn: Th.S. Đào Mạnh Huy

Phó trưởng bộ môn:  Th.S. Đào Thị Thúy Hà

Số lượng giảng viên của Bộ môn 06 người, tất cả đều có bằng thạc sỹ. Giảng dạy các môn học: Lý thuyết Kiểm toán, Kiểm toán tài chính, Kiểm toán nghiệp vụ, Kiểm toán căn bản, Kiểm toán nội bộ.

Ngoài công việc giảng dạy tại trường, các giảng viên của Khoa còn tham gia giảng dạy cho các trường khác, giảng dạy cho các khóa đào tạo ngắn hạn. Tư vấn về kế toán cho các doanh nghiệp và các đơn vị HCSN. Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học từ cấp trường, cấp bộ.

II/ Mục tiêu và chương trình đào tạo

1. Mục tiêu : "Đào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp phù hợp nhu cầu xã hội"

Đào tạo cử nhân kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên môn về kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan đến kế toán; tài chính, kiểm toán; tham gia vào hoạch định và thực hiện chiến lược của doanh nghiệp, đơn vị HCSN.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, các cơ quan HCSN trong và ngoài ngành Lao động,  Thương binh và Xã hội.

2. Chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo kế toán hệ đại học chính quy của trường được xây dựng trên cơ sở chương trình khung ngành Kế toán do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định với các môn học bổ sung mang tính đặc thù phục vụ cho nhu cầu đào tạo cán bộ kế toán của ngành. Trong chương trình đào tạo, một số môn học được thiết kế để tăng tính thực hành và khả năng thích nghi của sinh viên khi ra trường như môn học Kế toán Thuế được xây dựng phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên ngành Kế toán. Môn học Quản trị Tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp được xây dựng không chỉ trang bị kiến thức bổ trợ cho sinh viên ngành Kế toán mà còn phục vụ cho đào tạo các chuyên ngành Quản lý lao động, ngành Bảo hiểm và ngành Công tác xã hội của Trường.

III/ Kết quả đào tạo

            Từ năm 1994 đến nay đã đào tạo hơn 300 sinh viên đại học, gần 4.000 sinh viên hệ cao đẳng và khoảng hơn 2.000 học sinh trung học ngành Kế toán

IV/ Thành tựu đạt được

- Được tặng 7 bằng khen của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;

- Nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động giỏi.

- Đã biên soạn và xuất bản được hơn 20 giáo trình cho các hệ cao đẳng và trung học và đại học.

- 70% giáo viên đã tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.

V/ Định hướng phát triển

5.1. Về công tác đào tạo

- Không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu nhân lực tài chính, kế toán cho đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển.

- Từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu, trở thành một trong những khoa kế toán có chất lượng đào tạo tốt nhất.

- Từng bước nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết chuyển sang thực hiện đào tạo theo tín chỉ phù hợp với lộ trình chung của trường.

- Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, mẫu mực tận tâm trong sự nghiệp đào tạo.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, gắn đào tạo với nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.

4.2. Về công tác khoa học

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu phục vụ cho công tác đào tạo

- Tích cực tham gia nghiên cứu thực tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo


Số người truy cập: 27400138

Trường đại học lao động xã hội

43 Trần Duy Hưng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội - ĐT :043.5564584 - Fax:043.5564584 In trang này

Giấy phép thiết lập Website trên Internet số 348/GP-BC ngày 23/11/2006 của Cục Báo Chí - Bộ Văn Hóa - Thông Tin.