Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Lao động – Xã hội lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025

Các khoa-K. Công tác xã hội

Giới thiệu khoa công tác xã hội
(21/03/2012)
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
Trưởng khoa: TS. Tiêu Thị Minh Hường
Phó trưởng khoa: TS. Nguyễn Trung Hải (1979)
Điện thoại: (024) 62635000
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Khoa Công tác xã hội (CTXH) được thành lập năm 1997 khi Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội theo Quyết định số 134/QĐ-LĐTBXH ngày 28/2/1997 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTBXH)
Năm 2005, khi Trường được nâng cấp thành Trường Đại học Lao động – Xã hội (theo Quyết định số 26/2005/QĐ-TTg ngày 31/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ), Khoa CTXH có chức năng nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học về CTXH trình độ Đại học.
Đến nay, sau hơn 20 năm thành lập; cùng với sự phát triển của Nhà trường, Khoa đã không ngừng nâng cao và tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo chuyên ngành CTXH, tiếp cận chất lượng đào tạo CTXH của các nước trong khu vực Đông Nam Á và của các nước phát triển trên thế giới;
Phát triển các chương trình đào tạo, đảm bảo tính liên thông trong đào tạo và đa dạng hóa các hình thức đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo theo nhu cầu của các cơ quan, tổ chức xã hội nhằm cung cấp đội ngũ nhân lực đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa;
Cung cấp cho người học các kiến thức nền tảng về CTXH, tâm lý học; các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu với từng nhóm đối tượng đặc thù như: người khuyết tật, người nghiện ma túy, người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS…, cũng như các kiến thức, kỹ năng về CTXH trong các lĩnh vực: phòng/chống Bạo lực gia đình, trường học, bệnh viện…;
Phương pháp giảng dạy hiện đại, phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học. Gắn đào tạo với nhu cầu việc làm của xã hội, người học được thực hành các hoạt động trợ giúp, can thiệp trong quá trình đào tạo với hơn 40% thời lượng học phần dành cho thực hành bài tập, tình huống. Đặc biệt, các chuyên ngành đào tạo của Khoa đều có các đợt thực hành trực tiếp tại cộng đồng/cơ sở cung cấp dịch vụ tâm lý, xã hội…;
Thường xuyên phối với các đơn vị trong Bộ LĐTBXH, các tổ chức trong nước và quốc tế để phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ làm trong lĩnh vực CTXH hoặc các cán bộ của ngành LĐTBXH; phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội;
Tham gia xây dựng các chương trình đào tạo cho các Trường Đại học đào tạo về CTXH; các chương trình đào tạo ngắn hạn cho các đối tượng của Ngành; chủ trì xây dựng theo Thông tư 04/2016 của Bộ LĐTBXH về Ban hành khung chương trình đào tạo về Tư vấn điều trị nghiện ma túy cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực cai nghiện ma túy;
Chủ trì xây dựng chương trình đào tạo: CTXH cho cán bộ quản lý cấp cao; CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần; CTXH trong lĩnh vực nông thôn, miền núi; Quản trị các cơ sở trợ giúp xã hội. Các chương trình đào tạo này hiện nay đã và đang được triển khai trên toàn quốc theo các Đề án 32/2010; Đề án 112/2021 của Chính Phủ; tham gia xây dựng Ban hành Hướng dẫn Can thiệp lạm dụng Ma túy tổng hợp dạng Amphetamine theo quyết định 768/QĐ-BYT ngày 1/3/2019 của Bộ Y tế.
Trong công tác nghiên cứu khoa học, Khoa CTXH là một trong những đơn vị nổi bật trong Trường về hoạt động nghiên cứu khoa học: các giảng viên trong khoa đã tham gia 04 Đề tài cấp Nhà nước và tương đương; Chủ trì, tham gia 10-12 Đề tài cấp Bộ và trên 30 đề tài cấp cơ sở. Ngoài ra, hệ thống giáo trình, bài giảng của Khoa thường xuyên được nâng cấp, chỉnh sửa, biên soạn mới, biên soạn lại: hiện nay Khoa có trên trên 50 giáo trình, tập bài giảng và tài liệu tập huấn đã được Khoa chủ biên soạn: Giáo trình dành đào tạo thạc sĩ, đại học, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp và cao đẳng nghề; Tài liệu tập huấn, sách chuyên khảo, tham khảo... Khoa thường xuyên tổ chức các Hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, các tọa đàm chuyên môn về các lĩnh vực chuyên môn của Khoa.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Khoa có chức năng:
Tham mưu, xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng kiến thức ngành CTXH, Tâm lý học; quản lý công tác chuyên môn và quản lý sinh viên theo trách nhiệm và thẩm quyền.
Khoa có các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực CTXH, Tâm lý học theo quy định và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;
- Đề xuất việc mở và duy trì ngành đào tạo thuộc lĩnh vực CTXH, Tâm lý học;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ;
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan về việc liên hệ và tổ chức cho sinh viên, giảng viên đi thực tập, trải nghiệm thực tế. Đồng thời, quản lý, giáo dục sinh viên và công tác cố vấn học tập;
- Chịu trách nhiệm về nội dung, phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn; biên soạn chương trình, giáo trình các tài liệu phục vụ dạy học; cải tiến phương pháp dạy học;
- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ theo nhu cầu của xã hội;
- Thực hiện các kế hoạch chung của Nhà trường và thực hiện quản lý có hiệu quả mọi nguồn lực của khoa và của Nhà trường cung cấp.
CÁC NGÀNH, TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Các ngành, chuyên ngành, trình độ đào tạo ở khoa gồm có:
- Đào tạo trình độ cử nhân các chuyên ngành: Công tác xã hội, Tâm lý học
- Đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành: Công tác xã hội.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NHÂN SỰ
Tổ chức bộ máy khoa gồm Lãnh đạo khoa, 03Bộ môn và 01 bộ phận giáo vụ.
1.      Bộ môn Cơ sở ngành
Trưởng Bộ môn: TS. Đặng Thị Lan Anh
Phó Trưởng Bộ môn: TS. Phạm Hồng Trang
2.      Bộ môn Công tác xã hội
Trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Trung Hải
Phó Trưởng Bộ môn: TS. Đặng Quang Trung
3.      Bộ môn Tâm lý học
Trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Thị Hương
Tổng số nhân sự cơ hữu: Khoa Công tác xã hội hiện có 25 người, trong đó: có 24 cán bộ giảng viên và 1 giáo vụ khoa. Trong số các giảng viên, có 17 giảng viên có trình độ Tiến sĩ (chiếm 71); 7 giảng viên đang làm Nghiên cứu sinh và Thạc sĩ (chiếm 29%). Hầu hết các giảng viên trong Khoa là những giảng viên trẻ, nhiệt tình, đam mê với công việc; có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu giảng dạy theo chương trình đào tạo tiên tiến với phương pháp hiện đại.
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, ĐỐI TÁC
Một trong các thế mạnh của Khoa Công tác xã hội là có mối quan hệ Hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước:
Khoa đã hợp tác với nhiều trường Đại học nước ngoài như Mỹ (2), Canađa (2), Thuỵ Điển (1), Úc (2), Singapore (1), Phillipines (2), Hàn Quốc (1), Thái Lan (1), Hồng Kông. Ngay từ năm 1997, khoa đã xây dựng dự án hợp tác đào tạo những thạc sĩ CTXH đầu tiên ở Việt Nam phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu CTXH;
Hợp tác với trên 20 tổ chức quốc tế khác nhằm nâng cao năng lực đào tạo CTXH như: UNDP, ILO, UNICEF, CFSI, CRS, Actionaid, CWS, Radda Barnen, FHI360, CDC, SAMHSA, UNODC, VNAH, Worl Vision, REI, HAGAR, Miserior, Oxfarm Qebec, Oxfarm Novib, GIZ, ISDS, SCDI...
Năm 2018, Khoa CTXH là đơn vị thực hiện các nội dung chuyên môn trong triển khai các hoạt động của Dự án Trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất phòng chống HIV. Dự án được tài trợ bởi tổ chức SAMHSA thông qua trường Đại học California, Hoa Kỳ. Đây là Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về điều trị nghiện chất cho các cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy của ngành Lao động – Thương binh và xã hội trong thời gian của Dự án (2017-2020). Dự án đã triển khai các hoạt động can thiệp trực tiếp trên các bệnh nhân đang điều trị nghiện bằng Methadone tại các cơ sở và các khách hàng là người nghiện ma túy tại cộng đồng.
Các hoạt động Hợp tác quốc tế đã góp phần hoàn thiện chương trình đào tạo; nâng cao trình độ giảng viên; chất lượng các giáo trình,bài giảng: hệ thống các giáo trình liên quan đến đào tạo về CTXH với người nghiện ma túy; hệ thống giáo trình đào tạo về CTXH với Người khuyết tật; CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, CTXH trong bảo vệ trẻ em...
Khoa CTXH đã tham gia nhiều vào hoạt động truyền thông về CTXH qua các phương tiện thông tin đại chúng hay các hội nghị, tọa đàm, hội thảo.
NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA
Với những thành tích đạt được, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022, tập thể Khoa CTXH đã được các danh hiệu khen thưởng:
-         Danh hiệu tập thể lao động tiên tiến: Liên tục từ năm 2016 đến năm 2022;
-         Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc 4 năm liền từ 2016-2019; 2022
-         Bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Năm 2017, năm 2020.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Khoa Công tác xã hội định hướng phát triển trở thành trung tâm nghiên cứu công tác xã hộicó uy tín tại Việt Nam; ưu tiên công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng gắn với nhiệm vụ can thiệp/hỗ trợ đối tượng cũng như xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội với các nhóm yếu thế tại Việt Nam.
Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng có trình độ chuyên môn sâu, có năng lực tốt trong giảng dạy, năng lực nghiên cứu và năng lực hướng dẫn khoa học.
Tăng cường phát triển hợp tác trong nước và quốc tế nhằm đáp ứng được nhu cầu của quá trình hội nhập quốc tế; huy động toàn thể giảng viên trong Khoa CTXH tham gia vào các hoạt động hợp tác, liên kết trong và ngoài nước. Trước hết chú trọng tới các hoạt động hợp tác quốc tế trong khu vực châu Á và Đông Nam Á trong lĩnh vực CTXH để hòa nhập chung về xu hướng phát triển CTXH trong khu vực

 

Tích cực góp phần tham gia hoàn thiện chính sách an sinh xã hội, đẩy mạnh công tác phổ biến chính sách xã hội; Triển khai mô hình hình dịch vụ CTXH trực tiếp phục vụ nhu cầu cầu của cộng đồng.Phối kết hợp với các cơ sở nhằm hỗ trợ về chuyên môn và đẩy mạnh các hoạt động và nâng cao hiệu quả việc cung cấp dịch vụ cho cộng đồng.

Số người truy cập: 27422576

Trường đại học lao động xã hội

43 Trần Duy Hưng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội - ĐT :043.5564584 - Fax:043.5564584 In trang này

Giấy phép thiết lập Website trên Internet số 348/GP-BC ngày 23/11/2006 của Cục Báo Chí - Bộ Văn Hóa - Thông Tin.