Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Lao động – Xã hội lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025

Các khoa-K. Kế toán

Giới thiệu chung về khoa Kế toán
(11/09/2012)

KHOA KẾ TOÁN

Trưởng khoa: TS. Đoàn Thị Quỳnh Anh

Phó trưởng khoa: TS. Trương Đức Định

                                TS. Đào Mạnh Huy

SĐT: 0246.263.500

Email: khoakt@ulsa.edu.vn

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Cùng với sự lớn mạnh về quy mô và vị thế của Trường Đại học Lao động – Xã hội trong quá trình xây dựng và phát triển, tháng 7 năm 1994, Ban Kế toán được thành lập để đào tạo ngành Kế toán độc lập, bắt đầu một thời kỳ mới trong sự nghiệp đào tạo ngành Kế toán tại Trường Đại học Lao động - Xã hội. Khoa Kế toán tiền thân là Ban Kế toán của Trường Cán bộ Lao động - Xã hội. Năm 1997, Trường Cán bộ Lao động - Xã hội nâng cấp thành Trường Cao đẳng Lao động - Xã hội và Ban Kế toán được đổi tên thành khoa Hạch toán – Kế toán. Năm 2005, khi Trường Cao đẳng Lao động - Xã hội nâng cấp thành Trường Đại học Lao động - Xã hội khoa Hạch toán - Kế toán được đổi tên thành Khoa Kế toán ngày nay.

            Phát huy truyền thống 62 năm đào tạo của Nhà trường, trong hơn 30 năm qua khoa Kế toán đã trưởng thành và không ngừng phát triển trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

       Đến nay, Khoa Kế toán đào tạo sinh viên các hệ đại học và sau đại học bao gồm ba ngành như sau:

       Ngành Kế toán: đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức toàn diện về ngành kế toán và kiến thức kỹ năng chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh, kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp…phù hợp với nhu cầu của phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp và các đơn vị thuộc khu vực công.

       Ngành Kiểm toán: đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức toàn diện về nền ngành kế toán và kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về kiểm toán, kiểm soát nội bộ, kế toán quốc tế, kiểm toán báo cáo tài chính,…phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

       Ngành Tài chính – Ngân hàng: đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức toàn diện về ngành tài chính, ngân hàng và kỹ năng chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính, thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng thương mại….đáp ứng yêu cầu của xu hướng phát triển của xã hội về ngành.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quá trình đào tạo và NCKH của khoa và của Nhà trường, các giảng viên trong Khoa Kế toán đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở. Khối lượng đề tài nghiên cứu khoa học và các bài báo khoa học trong nước và quốc tế có chỉ số ISI, SCOPUS, các tạp chí khoa học có chỉ số ISBN, ISSN được các giảng viên trong khoa tích cực nghiên cứu và tham gia thực hiện. Các sản phẩm NCKH của đội ngũ giảng viên có đóng góp nhiều kiến nghị, giải pháp hữu ích trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán cho các cơ quan quản lý nhà nước  trong việc xây dựng và ban hành các chính sách quản lý phù hợp. Ngoài ra, nhiều giảng viên khoa Kế toán đã được huy động tham gia hoặc góp ý vào quá trình xây dựng hệ thống Chuẩn mực Kế toán, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính, Chuẩn mực Kế toán công, … và hệ thống các chế độ, chính sách kế toán-kiểm toán. Khoa đã biên soạn hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ học tập của các hệ đào tạo với gần 50 giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập chuyên ngành, biên dịch nhiều tài liệu để làm tài liệu học tập phục vụ cho đào tạo đại học và sau đại học.

Khoa đã được giao chủ trì tổ chức nhiều hội thảo khoa học các cấp quốc gia về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính ngân hàng và nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước như: Cục quản lý giám sát Chế độ Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính; các tổ chức nghề nghiệp như: Viện Kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW); Hội Kế toán viên công chứng Anh quốc (ACCA)…; khối các trường đại học kinh tế Học viện Tài chính; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng); Đại học Nha Trang, Đại học Quy Nhơn, Đại học Thái Nguyên,…; các doanh nghiệp, các  công ty kiểm toán độc lập …

Trong nhiều năm liền, khoa Kế toán là một trong những khoa chuyên ngành có số lượng sinh viên theo học đông nhất trường hiện nay. Số lượng sinh viên theo học hàng năm của các hệ là trên 3.000 sinh viên. Khối đại học chính quy tập trung hàng năm có khoảng trên 500 sinh viên tốt nghiệp ra trường.

Trong giai đoạn 2016-2021, với nhiều thành tích đóng góp cho sự phát triển chung của Trường, Khoa Kế toán đã nhiều năm liền được công nhận là tập thể lao động tiên tiến, trong đó năm 2019, 2020 đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc. Năm 2020, Khoa Kế toán được nhận Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội. Về cá nhân, nhiều giảng viên của Khoa đã liên tục đạt danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở với thành tích cao.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Khoa có chức năng:

Khoa Kế toán là đơn vị thuộc Trường Đại học Lao động – Xã hội, có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng kiến thức thuộc lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán- Tài chính; quản lý công tác chuyên môn và quản lý người học theo trách nhiệm và thẩm quyền.

 

Khoa có các nhiệm vụ sau:

1.   Xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng các ngành/chuyên ngành thuộc lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán- Tài chính theo quy định và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;

2.   Đề xuất việc mở và duy trì ngành/chuyên ngành đào tạo thuộc các ngành Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Kiểm toán ở trình độ đại học, chuyên ngành Kế toán ở trình độ thạc sĩ;

3.   Xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ;

4.   Phối hợp với các đơn vị có liên quan về việc liên hệ và tổ chức cho sinh viên, giảng viên đi thực tập, trải nghiệm thực tế;

5.   Chịu trách nhiệm về nội dung, phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn;

6.   Biên soạn chương trình, giáo trình và các tài liệu phục vụ dạy học. Phối hợp với các phòng, khoa liên quan tổ chức nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy học;

7.   Đề xuất mua sắm thiết bị, vật tư phục vụ dạy học, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và các thiết bị khác theo quy định;

8.   Thực hiện công tác giáo vụ khoa theo quy định; làm thủ tục đề nghị thanh toán chế độ cho cán bộ giảng dạy, kiêm giảng, thỉnh giảng thuộc đơn vị quản lý theo quy định hiện hành;

9.   Phối hợp với phòng Công tác sinh viên và các đơn vị có liên quan trong việc quản lý, giáo dục sinh viên và công tác cố vấn học tập;

10.    Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ theo nhu cầu xã hội;

11.    Thực hiện kế hoạch chung của Nhà trường về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và giáo vụ khoa;

12.  Quản lý lưu trữ dữ liệu và hồ sơ các hoạt động của Khoa;

13.    Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các trang thiết bị được giao theo quy định;

14.    Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

 

CÁC NGÀNH, TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

Các ngành, chuyên ngành, trình độ đào tạo ở khoa gồm có:

- Đào tạo trình độ cử nhân các chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính - Ngân hàng.

- Đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Kế toán.

TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NHÂN SỰ

Tổ chức bộ máy khoa gồm Lãnh đạo khoa, 05 bộ môn và 01 bộ phận giáo vụ.

1. Bộ môn Kế toán doanh nghiệp

Trưởng Bộ môn: PGS.TS. Bùi Thị Ngọc

Phó Trưởng Bộ môn: TS. Lê Thị Thanh Hương

2. Bộ môn Kế toán hành chính sự nghiệp

Trưởng Bộ môn: TS. Phan Thị Thu Mai

Phó Trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Thị Thanh Nga

3. Bộ môn Kế toán quản trị

Trưởng Bộ môn: PGS.TS. Lê Thị Tú Oanh

Phó Trưởng Bộ môn: TS. Tô Thị Ngọc Lan

4. Bộ môn Kiểm toán

Trưởng Bộ môn: TS. Đào Mạnh Huy

Phó Trưởng Bộ môn: ThS. Ninh Thị Thúy Ngân

5. Bộ môn Tài chính

Trưởng Bộ môn: TS. Vũ Thị Thanh Thủy

Phó Trưởng Bộ môn: ThS. Nguyễn Thị Kim Oanh

Tổng số nhân sự cơ hữu: có 55 cán bộ, giảng viên trong đó gồm: Phó Giáo sư, Tiến sĩ: 02; Tiến sĩ: 18; Thạc sĩ: 32; Cử nhân: 01. Hiện nay, toàn bộ giảng viên của Khoa đều có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó có các giảng viên đã tốt nghiệp hoặc đang học tại các trường Đại học uy tín trong nước và các nước tiên tiến trên thế giới. Để có được đội ngũ giảng viên đạt chuẩn, các giảng viên của Khoa đã không ngừng nỗ lực đầu tư học tập nâng cao trình độ.

NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA

Với những thành tích đạt được, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tập thể khoa Kế toán đã được các danh hiệu khen thưởng:

Danh hiệu tập thể lao động tiên tiến: Liên tục từ năm 2016 đến năm 2020;

Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc: Năm 2019, năm 2020;

Bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Năm 2017, năm 2019.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

         Thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính ngân hàng ở các trình độ, Khoa Kế toán sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển chung Nhà trường - trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học có trình độ cao ở Việt Nam, có chất lượng đào tạo sánh kịp với các trường đại học lớn trong khu vực và thế giới.

 


Số người truy cập: 30813480

Trường đại học lao động xã hội

43 Trần Duy Hưng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội - ĐT :043.5564584 - Fax:043.5564584 In trang này

Giấy phép thiết lập Website trên Internet số 348/GP-BC ngày 23/11/2006 của Cục Báo Chí - Bộ Văn Hóa - Thông Tin.