Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Lao động – Xã hội lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025

Tuyển sinh-Tuyển sinh CQ

Trường Đại học Lao động – Xã hội giới thiệu về các ngành đào tạo và vị trí việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp
(05/04/2018)

Trường Đại học Lao động – Xã hội hiện nay đang đào tạo 8 ngành trình độ đại học, 3 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và 1 ngành đào tạo tiến sĩ. Sinh viên tốt nghiệp ra trường đều có việc làm trong tất cả các ngành kinh tế - xã hội của đất nước và thủ đô. Cụ thể như sau:

1. Ngành Quản trị nhân lực

Mọi nguồn lực đều là hữu hạn nhưng sức sáng tạo của con người là vô hạn và quản trị nhân lực hiệu quả là chìa khoá để giải phóng sức sáng tạo đó. Có thể nói rằng sức sáng tạo của con người, khoa học và nghệ thuật quản trị nhân lực là yếu tố quan trọng không thể thay thế trong bất kỳ thời đại nào, kể cả thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội về cán bộ quản trị nhân lực, ngay từ khi thành lập Trường Đại học Lao động - Xã hội đã coi ngành quản trị nhân lực là một ngành nòng cốt của trường. Trải qua hơn 60 năm đào tạo, đến nay trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành quản trị nhân lực ở tất cả các bậc học. Hiện tại, chuyên ngành quản trị nhân lực được đào tạo ở cả 3 cấp học: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Học chuyên ngành quản trị nhân lực người học sẽ được tiếp cận khoa học và nghệ thuật về quản lý nguồn nhân lực. Người học được học những kiến thức, kỹ năng rất cụ thể về: xây dựng chính sách nhân sự, công tác tổ chức bộ máy, mô tả công việc, tổ chức lao động, định mức lao động, quản lý và đánh giá kết quả thực hiện công việc, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, quản trị thù lao lao động, tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm và các loại phúc lợi khác; đào tạo phát triển nhân lực; tuyển dụng nhân lực; bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ người lao động; truyền thông, trợ giúp và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động; các kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp vận dụng trong quá trình quản lý, lãnh đạo.

Vị trí việc làm của sinh viên sau khi ra trường

Sau khi ra trường, người học có cơ hội được đảm nhiệm công việc của cán bộ, chuyên viên nhân sự trong tổ chức, doanh nghiệp như trợ lý nhân sự, cán bộ tuyển dụng và đào tạo (R&D), cán bộ tiền lương và phúc lợi (C&B), quản lý thông tin nhân lực (HI), cán bộ an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp (OSH)…tại Phòng Tổ chức, Ban nhân sự, Phòng Lao động – Tiền lương, Vụ Tổ chức cán bộ. Người học cũng có cơ hội đảm nhiệm các vị trí việc làm của chuyên viên quản lý nhà nước về lao động các cấp (Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Nội vụ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ). Người tốt nghiệp có thể làm việc trong các tổ chức tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, các sàn giao dịch việc làm, trung tâm giới thiệu việc làm, công ty chuyên cung cấp nhân tài (head hunter) hay nghiên cứu, tư vấn, giảng dạy về quản lý nguồn nhân lực.

2. Ngành Công tác xã hội

Là ngành học đào tạo những cử nhân tương lai sẽ làm việc với những đối tượng yếu thế trong xã hội, bên cạnh những kiến thức khoa học, Khoa Công tác xã hội cũng rất quan tâm tới việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp…

Khoa Công tác xã hội trường Đại học Lao động – Xã hội là địa chỉ uy tín, chất lượng trong đào tạo ngành Công tác xã hội và Tâm lý học tại Việt Nam hiện nay. Hiện tại, chuyên ngành Công tác xã hội được đào tạo ở cả 2 cấp học: đại học, thạc sĩ.

Vị trí việc làm của sinh viên sau khi ra trường

Sau khi ra trường người học có khả năng đảm nhận công việc về công tác xã hội: Các chuyên viên tại các quan quản các cấp từ Trung ương đến địa phương thuộc của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; nhân viên công tác hội trong lĩnh vực y tế bệnh viện; nhân viên công tác hội nhân viên tham vấn trong trường học; nhân viên trong lĩnh vực tư pháp nhằm hỗ trợ những người gặp vấn đề về pháp luật; nhân viên công tác xã hội chăm sóc trực tiếp trong các cơ sở cung cấp dịch vụ hội cho các thân chủ khác nhau thuộc các lĩnh vực như các cơ sở bảo trợ hội, các trung tâm công tác hội, trung tâm tư vấn, tham vấn, các cơ sở hội, nhà mở của nhà nước, tư nhân, tổ chức phi chính phủ; cán bộ dự án, cán bộ điều phối trong các tổ chức quốc tế trong ngoài nước có chức năng nhiệm vụ liên quan tới phát triển xã hội, công tác hội, an sinh hội; cán bộ điều tra cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, cơ sở giáo dục, các trường đào tạo công tác hội…

3. Ngành Kế toán

Chương trình đào tạo ngành kế toán của Trường Đại học Lao động - Xã hội được thiết kế theo hướng đào tạo sinh viên phát triển toàn diện các "kỹ năng cứng" và "kỹ năng mềm" để nhanh chóng thích ứng với môi trường hội nhập kinh tế. Bên cạnh những kiến thức cơ bản nói chung như nguyên lý kế toán, kế toán trong các doanh nghiệp, kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, chương trình còn tập trung chú trọng tới các đơn vị đặc thù của như: doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp thương mại dịch vụ, kế toán bảo hiểm xã hội, kế toán ngành lao động- thương binh và xã hội,... Ngoài ra chương trình còn thiết kế để hội nhập quốc tế như: kế toán quốc tế, kế toán quản trị, kiểm toán, hệ thống thông tin kế toán,.. để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về ngành kế toán. Hiện tại, chuyên ngành kế toán được đào tạo ở cả 2 cấp học: đại học, thạc sĩ.

Vị trí việc làm của sinh viên sau khi ra trường

Cử nhân tốt nghiệp đại học ngành kế toán có thể làm chuyên viên kế toán trong các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp; Nhân viên tư vấn kế toán, thuế trong các công ty thuế; Nhân viên tư vấn và làm kế toán trong các công ty dịch vụ kế toán; Và có thể học chứng chỉ CPA để hành nghề kế toán, chứng chỉ kế toán trưởng để làm kế toán trưởng; làm công tác giảng dạy, nghiên cứu về kế toán tại các trường, viện, học viện và các cơ quan nghiên cứu khoa học khác, có thể học tập nâng cao trình độ ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ về các ngành thuộc lĩnh vực  kinh doanh và quản lý.

4. Ngành Bảo hiểm

Đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên sâu về bảo hiểm, bao gồm cả lĩnh vực bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế giúp nắm chắc các kiến thức lí luận cơ bản về bảo hiểm; hiểu rõ chính sách và các qui định của Nhà nước về bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế), quy trình tham gia bảo hiểm xã hội, nghiệp vụ thu bảo hiểm xã hội, giải quyết và tổ chức chi trả bảo hiểm xã hội, quản lý và đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm thương mại gồm các kiến thức chuyên ngành, pháp luật, quản lý nhà nước, tài chính và kế toán, thương mại trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm, kỹ năng thực hiện đàm phán, thiết lập và quản lý hợp đồng bảo hiểm, định phí bảo hiểm, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, quản lý quỹ đầu tư, lập các báo cáo tài chính, phân tích tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Vị trí việc làm của sinh viên sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc về bảo hiểm tại:

Các cơ quan thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Các doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm; Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam; Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính; Các cơ quan thuộc hệ thống Bảo hiểm thất nghiệp; Các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức; Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường, cơ quan nghiên cứu khoa học.

5. Ngành Quản trị kinh doanh

Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh được thiết kế theo hướng đào tạo sinh viên phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trình độ ngoại ngữ, tin học đặ biệt sinh viên có khả năng giao tiếp tốt tiếng Anh trong kinh doanh (chuẩn đầu ra TOEIC 450); sử dụng thành thạo tin học văn phòng, các kỹ năng tin học trong công việc chuyên môn, đặc biệt sử dụng phần mềm ERP cũng như các kỹ năng khác theo định hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Vị trí việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp

Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có cơ hội làm việc tại các vị trí:

Chuyên viên ở các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp và tổ chức: phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng tổ chức nhân sự  hoặc thư ký giúp việc cho nhà quản trị các cấp; Doanh nhân hay giám đốc điều hành chuyên nghiệp ở tất cả loại hình tổ chức kinh doanh trong nước và nước ngoài; Tự khởi nghiệp kinh doanh; Giảng dạy và nghiên cứu về quản trị kinh doanh và các lĩnh vực chuyên sâu của chuyên ngành này tại trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

6. Ngành Luật Kinh tế

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, Luật kinh tế là một ngành đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng. Sự am tường kiến thức về luật kinh tế với tư duy phân tích chính xác và khả năng phản biện tốt của mỗi cá nhân sẽ góp phần đảm bảo quá trình vận hành bền vững cho mỗi doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức.

Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế của trường Đại học Lao động - Xã hội được thiết kế theo hướng đào tạo sinh viên phát triển toàn diện các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường hội nhập kinh tế. Bên cạnh những kiến thức cơ bản về pháp luật nói chung, chương trình tập trung chuyên sâu kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực kinh doanh nói riêng, đồng thời, chú trọng đến các kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng, kỹ năng tư vấn hợp đồng, kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại, kỹ năng xử lý công việc hành chính, kỹ năng nghề luật…

Vị trí việc làm của sinh viên sau khi ra trường

Cử nhân tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể trở thành chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên pháp lý, chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp làm việc trong các cơ quan, tổ chức sau: Cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Thi hành án, Văn phòng Công chứng, Văn phòng Luật sư, Văn phòng Thừa phát lại; Cơ quan quyền lực và quản lý nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ, Bộ, Ủy ban nhân dân, Sở, Phòng, Ban; Đơn vị sự nghiệp như Trung tâm, Trường học, Văn phòng, Viện nghiên cứu; Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; Tổ chức Chính phủ, Phi Chính phủ của nước ngoài và quốc tế…

Cử nhân ngành Luật kinh tế có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ về các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Luật học hoặc học các chương trình nghiệp vụ để được bổ nhiệm các chức danh như luật sư, công chứng viên, thừa phát lại…

7. Ngành Kinh tế (Kinh tế lao động)

Mục tiêu đào tạo cử nhân kinh tế lao động có kiến thức cơ bản về quản lý con người trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, có kỹ năng quản lý nguồn nhân lực ở các cấp, các ngành, trong các cơ quan, doanh nghiệp. 

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ được đào tạo các kỹ năng về phân tích, đánh giá và sử dụng các nguồn nhân lực có hiệu quả, có khả năng thiết kế xây dựng và tổ chức các hoạt động lao động trong các ngành, các cấp và các cơ quan, doanh nghiệp, nắm chắc và vận dụng đúng đắn các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực lao động - tiền lương. 

Vị trí việc làm của sinh viên sau khi ra trường

Tại các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp: Lĩnh vực lao động xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các tổ chức có liên quan trong lĩnh vực này; Bộ phận tổ chức lao động, tổ chức hành chính, lao động tiền lương tại các cơ quan quản lý, hành chính sự nghiệp nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; Các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế: Bộ phận nhân lực, tổ chức hành chính, tổ chức lao động tại doanh nghiệp; Bộ phận nghiên cứu, tư vấn, giảng viên giảng dạy về Kinh tế lao động, Quản trị nhân lực tại các trườngđại học cao đẳng, học viện, công ty tư vấn trong lĩnh vựcKinh tế lao động, Quản trị nhân lực. Bên cạnh đó, sinh viên còn có thể làm việc ở các cơ quan và doanh nghiệp có cơ hội việc làm phù hợp như: Các bộ phận của các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan tới quản lý kinh tế của các bộ, ngành ở TW, các sở ngành ở địa phương; Các tổ chức quốc tế có liên quan đến kinh tế và quản lý kinh tế; Các tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp; Các viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo về kinh tế và quản lý kinh tế; Các trung tâm nghiên cứu và tư vấn về kinh tế và quản lý kinh tế; Tự thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế theo qui định của pháp luật.

8. Ngành Tâm lý học

Là ngành đào tạo từ những kiến thức cơ sở tới nâng cao về lĩnh vực tâm lý như: tâm lý học giao tiếp, tâm lý học gia đình, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn học đường, các chuyên đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống,…

Vị trí việc làm của sinh viên sau khi ra trường

 Sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học trình độ đại học có thể làm: Làm việc với vai trò chuyên gia tham vấn tâm lý, đánh giá sức khỏe tâm thần, chuyên gia tâm lý học đường, chuyên gia tư vấn, tuyển dụng nhân sự … trong các cơ sở như bệnh viện, trường học, các trung tâm chăm sóc – can thiệp tâm lý, các dự án của các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các dự án cộng đồng; Nghiên cứu viên, giảng viên … trong lĩnh vực tâm lý, xã hội.

 

Tin khác

Số người truy cập: 31202377

Trường đại học lao động xã hội

43 Trần Duy Hưng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội - ĐT :043.5564584 - Fax:043.5564584 In trang này

Giấy phép thiết lập Website trên Internet số 348/GP-BC ngày 23/11/2006 của Cục Báo Chí - Bộ Văn Hóa - Thông Tin.