Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Lao động – Xã hội lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025

Tài nguyên-Tài nguyên nghiên cứu

Giải pháp đổi mới giáo dục đại học ở Trường Đại học Lao động - Xã hội
(06/08/2015)

Download tại đây

GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

PGS.TS. Lê Thanh Hà, Phó Hiệu trưởng

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Để thực hiện Nghị quyết này, các cơ sở giáo dục đại học cần nghiêm túc đánh giá lại thực trạng giáo dục đại học hiện nay, từ đó đưa ra hệ giải pháp có tính khả thi nhằm đổi mới giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

1.      Thực trạng giáo dục đại học ở Trường Đại học Lao động – Xã hội.

1.1.           Các thành tựu đạt được

Trong 5 năm qua, công tác giáo dục đại học ở Trường Đại học lao động – Xã hội đã đạt được những thành tựu đáng kể:

Một là, qui mô tuyển sinh của trường tăng ổn định, chất lượng tuyển sinh ngày càng cao, điểm tuyển sinh của trường thường đứng vào tốp giữa của các trường đại học khu vực phía Bắc. Điều này chứng tỏ Trường ngày càng được xã hội thừa nhận và có sức hút đối với người học.

Hai là, chương trình đào tạo của Trường ngày càng được đổi mới theo hướng hội nhập quốc tế và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Năm 2012, Trường đã chính thức ban hành chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo hệ cao đẳng và đại học. Để xây dựng chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo, Trường đã khảo sát nhu cầu của người sử dụng lao động, nhu cầu của sinh viên đã tốt nghiệp đang làm việc đúng chuyên ngành đào tạo và lấy ý kiến chuyên gia qua nhiều cuộc hội thảo. Vì vậy, chuẩn đầu ra được xây dựng có tính chuẩn mực cao.

Sau khi công bố chuẩn đầu ra, Trường đã xây dựng lại chương trình đào tạo của các ngành dựa trên quy định về đào tạo theo học chế tín chỉ và dựa trên chuẩn đầu ra đã được công bố. Vì vậy, chất lượng đào tạo đã và đang được cải thiện.

Ba là, phương pháp đào tạo đã và đang từng bước được đổi mới theo hướng lấy người học làm trung tâm, tăng cường tính chủ động tích cực của người học. Các phương pháp giảng dạy như thảo luận nhóm (group disscussion), trò chơi (role play), động não, v.v… được áp dụng khá rộng rãi đã tạo hứng thú cho người học. Các chương trình thực hành, thực tiễn, các hoạt động đoàn thể, các hoạt động tình nguyện gắn với đặc thù của ngành học nhằm giúp người học nắm vững các kỹ năng được đề cập đến trong chuẩn đầu ra được tiến hành với nội dung phong phú và đa dạng, gây hứng thú cho người học.

Bốn là, điều kiện học tập của sinh viên từng bước được cải thiện. Các phòng học được trang bị projector với các điều kiện học tập khá đầy đủ đã giúp cho các bài giảng có tính trực quan cao hơn, gây hứng thú hơn cho người học. Số đầu sách phục vụ học tập và nghiên cứu trong thư viện được tăng lên hàng năm. Trường được trang bị thêm máy tính để học tin học, phòng lab để học ngoại ngữ v.v... Việc đưa nhà 17 tầng vào sử dụng đã làm tăng thêm 24 phòng học đa năng, phục vụ tốt cho việc học tập của sinh viên.

Năm là, đội ngũ giảng viên được nâng cao đáng kể về chất lượng. Số lượng giảng viên có học hàm, học vị tăng mạnh trong 5 năm qua. Theo số liệu thống kê của Trường, nếu như năm 2010 toàn trường có 12 tiến sỹ và tỷ lệ giảng viên có học vị thạc sỹ, tiến sỹ là 38,9% thì đến năm 2014, toàn trường có 62 tiến sỹ và tỷ lệ giảng viên có học vị thạc sỹ, tiến sỹ là 72,34%. Chất lượng giảng dạy vì thế được cải thiện.

  Sáu là, công tác nghiên cứu khoa học được quan tâm, chú trọng. Phần lớn các sản phẩm nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên phục vụ tốt cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ cho sự phát triển của ngành, của đất nước. Một số công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố quốc tế. Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên được quan tâm, chú trọng.

Theo số liệu thống kê của phòng KH-HTQT, trong giai đoạn 2010 – 2014, Trường đã hoàn thành 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước; 19 đề tài cấp Bộ; 124 đề tài cấp cơ sở; 201 bộ giáo trình bài giảng, sách tham khảo, chuyên khảo; công bố 395 bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước, 219 bài báo đăng trên các kỷ yếu khoa học, 7 bài báo đăng trên trên các tạp chí khoa học quốc tế. Toàn trường có 103 công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên đã được nghiệm thu.

Bảy là, hệ thống các văn bản quản lý đào tạo từng bước được hoàn thiện, đảm bảo quản lý đào tạo thống nhất ở Trụ sở chính và 2 cơ sở. Việc chuyển đổi đào tạo từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ kể từ năm học 2013 – 2014 được thực hiện thành công chỉ trong vòng 1 năm chuẩn bị.

Tám là, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đã được đổi mới căn bản, sát thực với chương trình đào tạo và kiểm tra được kết quả học tập của sinh viên ứng với chuẩn đầu ra đã được công bố. Công tác thanh tra giáo dục, thanh tra thi (cả thi tốt nghiệp và thi hết học phần) được tiến hành chặt chẽ để đảm bảo kỳ thi nghiêm túc. Kết quả thi đã phản ánh trung thực kết quả học tập của người học và đã tránh được “bệnh thành tích” trong giáo dục – đào tạo (xem bảng 1).

Bảng 1: Tổng hợp kết quả học tập của sinh viên 2010 – 2014

 

Xếp loại

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Giỏi

139

3%

213

4%

157

3%

155

3%

116

3%

Khá

2108

57%

2396

53%

2262

45%

1977

44%

1605

51%

TB khá

1354

36%

1801

39%

2402

48%

2181

49%

1345

43%

TB

87

2%

96

2%

144

2%

123

2%

25

0.81%

Tổng số SV

3688

 

4506

 

4965

 

4436

 

3091

 

Nguồn: Phòng Đào tạo

Chín là, việc hợp tác quốc tế được từng bước mở rộng. Trong giai đoạn 2010 - 2014, Trường đã đón hàng trăm lượt khách quốc tế và sinh viên, cán bộ đến làm việc và học tập tại Trường. Hiện nay, Trường có quan hệ hợp tác với 23 Trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế ở Châu Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu. Triển khai hoạt động hợp tác đào tạo Đại học và Sau đại học với một số trường như Đại học President (Indonesia), Đại học Phụ nữ Philipin... Tiếp tục thực hiện các dự án Canada, FHI 360, AP; CFSI, AFAP, tổ chức Caritas (Đức), EED (Pháp), SFI (Singapore); hợp tác trao đổi chuyên môn với các Đại học: Đại học San Jose State (MỸ), đại học New Foundland (Canada), đại học IMC Krems (Áo), ĐH Grenoble II (Pháp), ĐH sư phạm Matxcơva, ĐH tổng hợp Ulyanovsk (LB Nga) tại Cơ sở TP. HCM có hiệu quả. Từ những chương trình hợp tác quốc tế cũng như trong nước, Trường đã thu hút được nguồn kinh phí và kỹ thuật phục vụ cho nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho giảng viên cũng như biên soạn  các giáo trình phục vụ cho đào tạo của Nhà trường.

1.2.           Một số hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh một số thành tựu đạt được, Trường có một số tồn tại sau:

            Thứ nhất, phương pháp đào tạo tuy có được đổi mới nhưng chưa đồng đều. Một số giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ có nghiệp vụ sư phạm chưa cao, chưa cập nhật đầy đủ thông tin mới nhất trong bài giảng. Vẫn còn tồn tại hiện tượng “đọc chép” hoặc “nhìn chép”, mặc dù không nhiều.

            Thứ hai, điều kiện học tập của sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế. Vẫn còn một số phòng học chưa trang bị các phương tiện hiện đại để tạo điều kiện tốt nhất cho người học. Trường vẫn chưa xây dựng thư viện điện tử, số các phòng đọc cho cán bộ, giảng viên, sinh viên còn ít, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người học.

            Thứ ba, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tuy được cải thiện đáng kể song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo.

            Thứ tư, công tác nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế. Quy chế nghiên cứu khoa học (của giảng viên và sinh viên) còn nhiều điểm chưa hợp lý. Vấn đề quản lý sở hữu trí tuệ chưa được thực hiện tốt. Các đề tài hợp tác với bên ngoài chưa nhiều. Nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa đạt được thành công như mong muốn, rất ít sinh viên đạt được giải cao trong các kỳ thi nghiên cứu khoa học cấp Bộ (cao nhất hiện nay là giải Ba).

            Thứ năm, công tác quản lý đào tạo vẫn còn một số hạn chế. Phần mềm quản lý đào tạo theo tín chỉ chưa hoàn thiện. Trong quản lý đào tạo ở một số thời điểm còn gặp nhiều lung túng.

            Thứ sáu, việc hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng đội ngũ còn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Mục tiêu đưa một số môn học, ngành học “giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh” về cơ bản chưa đạt được.

 

2.      Giải pháp đổi mới toàn diện giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

(1) Giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm, phát triển phẩm chất, năng lực của sinh viên.

- Thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và đổi mới cách học của sinh viên theo hướng dạy cách học, dạy cách tự học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu. Loại bỏ lối truyền thụ kiến thức một chiều, đọc chép hoặc nhìn chép. Đa dạng hóa các hình thức học tập (từ xa, ngoại khóa, ...), đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, tổ chức các hoạt động ngoại khóa đa dạng, phong phú.

- Rà soát và điều chỉnh chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo, chuẩn hóa và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Hoàn thiện đề cương chi tiết của tất cả các học phần, biên soạn mới, chỉnh sửa các giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo đảm bảo đủ phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên, sinh viên.

- Quan tâm giáo dục nhân cách, đạo dức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân cho sinh viên. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục thể chất, quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp. Thực hiện dạy ngoại ngữ, tin học theo hướng chuẩn hóa và nâng cao.

(2) Giải pháp đổi mới căn bản hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập.

- Thực hiện đa dạng hóa các phương pháp và hình thức thi, kiểm tra, tăng cường thi, kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Đổi mới nội dung ra đề thi, kiểm tra theo hướng chú trọng đánh giá việc hiểu, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đánh giá sự trưởng thành về phẩm chất và năng lực của người học.

-  Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức thi, kiểm tra; nghiên cứu triển khai thi trên máy tính (không cần cán bộ coi thi, máy tính tự chấm điểm, ...).

- Đổi mới thi và thực tập tốt nghiệp theo hướng đánh giá năng lực, kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp của sinh viên.

(3) Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất, coi trọng quản lý chất lượng đào tạo.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đào tạo, hoàn thiện phần mềm IU, trang bị hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại. Hình thành và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy chính thức cho bộ phận công nghệ thông tin của Trường.

- Đào tạo nâng cao trình độ và giáo dục ý thức, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp cho cán bộ các đơn vị quản lý đào tạo có tiếp xúc nhiều với sinh viên (Phòng Đào tạo, Phòng CTSV, ...).

- Đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin trong đào tạo; thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo của trường, giảng viên đánh giá hiệu trưởng, hiệu phó và trưởng các khoa.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, góp phần chấn chỉnh kỷ cương, nề nếp, hiện tượng gian lận, tiêu cực trong thi cử.

(4) Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của Trường đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo.

- Thực hiện tốt công tác xây dựng qui hoạch, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Cử cán bộ đi học sau đại học ở nước ngoài và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hàng năm.

- Xây dựng cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài một cách công khai, công bằng. Kiên quyết loại bỏ, miễn nhiệm các cán bộ không đủ năng lực, phẩm chất đạo đức. Có giải pháp để từng bước nâng cao đời sống giảng viên và cán bộ.

- Chú trọng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên, coi đó là một trong những nhiệm vụ chính để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Chú trọng xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể vững mạnh toàn diện, đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong đội ngũ giảng viên trẻ và sinh viên.

(5) Giải pháp tăng cường đầu tư tài chính, xây dựng cơ sở vật chất, đang dạng các nguồn tài chính và thực hiện liên doanh, liên kết để đầu tư cho đổi mới đào tạo.

- Tranh thủ sự ủng hộ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các tổ chức quốc tế để thực hiện việc đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng nhà đa năng phục vụ cho giảng dạy và hoạt động thể chất.

- Có chính sách tài chính phù hợp cho các hoạt động của trường, rà soát hoạt động của các Trung tâm thuộc trường, có yêu cầu cụ thể về trách nhiệm tài chính với trường để tăng cường nguồn tài chính phục vụ cho yêu cầu đầu tư cơ sở vật chất.

- Công khai các khoản thu tài chính, nhất là đối với sinh viên. Xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí trong ngân sách và kinh phí tự chủ của trường.

- Mở rộng liên kết đào tạo với các đối tác truyền thống (Phipipin, Indonesia, Lào, ...), tìm hướng liên kết với nhiều trường trong nước và quốc tế để mở rộng qui mô, loại hình và cấp bậc đào tạo.

(6) Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là ứng dụng vào quản lý đào tạo của trường và các lĩnh vực của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Chủ động phối hợp với Viện Khoa học Lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở khoa học công nghệ thành phố Hà Nội; Các cơ quan của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ để thực hiện nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp thành phố.

- Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả các công trình nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu với các nhiệm vụ thực tế phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động đào tạo của trường, các nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành.

- Hoàn thiện hệ thống qui chế nghiên cứu khoa học trong trường, có giải pháp cụ thể để tăng cường kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học.

- Nâng cấp hoạt động của Website trường, thân thiện với người truy cập. Tiến tới xây dựng cổng thông tin điện tư của riêng trường vào năm 2015.

- Có cơ chế để xây dựng nhóm nghiên cứu tham gia cạnh tranh, đấu thầu các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước.

(7) Giải pháp mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo đại học, sau đại học và nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế.

- Duy trì tốt các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, các dự án hiện có; tích cực, chủ động mở rộng các lĩnh vực liên kết đào tạo (ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Bảo hiểm, Quản trị nhân lực) với các quốc gia trong khu vực và với các trường đại học trong nước.

- Tăng số lượng giảng viên đào tạo sau đại học ở nước ngoài bằng nguồn kinh phí tự chủ, nguồn dự án và hợp tác đào tạo, trao đổi chuyên gia.

- Duy trì và phát triển việc đào tạo các chuyên gia (bậc đại học, sau đại học) các lĩnh vực thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội với nước bạn Lào.

 

Tin khác

Số người truy cập: 27055799

Trường đại học lao động xã hội

43 Trần Duy Hưng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội - ĐT :043.5564584 - Fax:043.5564584 In trang này

Giấy phép thiết lập Website trên Internet số 348/GP-BC ngày 23/11/2006 của Cục Báo Chí - Bộ Văn Hóa - Thông Tin.